Quản lý tài chính chi tiêu đơn giản bằng thẻ tín dụng
Với sự phát triển kinh tế ngày nay thì những gia đình ở thành phố lại càng ám ảnh về việc phải có nhà, xe và điều kiện kinh tế thật tốt cho con cái học tập. Để đạt được những mục tiêu như vậy thì bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu thật thông minh.

1. Xem xét chi tiêu của bản thân

Để kiểm soát chi tiêu của gia đình một cách tốt nhất thì bạn luôn phải nhớ một nguyên tắc bất di bất dịch là khi chi bất cứ khoản tiền nào cho gia đình thì phải nhớ số tiền chi tiêu phải ít hơn số tiền kiếm được.
Các chuyên gia kinh tế khuyên bạn nên dành 30% số tiền kiếm được và chỉ chi tiêu 70% tổng tiền.
>>Xem ngay: Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất để chọn được chiếc thẻ tốt nhất cho các giao dịch của bạn.
Trước khi thực hiện kế hoạch quản lý tài chính cho gia đình mình thì bạn cần phải xem lại kĩ lưỡng những khoản thu chi trong từng tháng.
Để quản lý việc thu chi tối ưu nhất thì bạn nên dùng thẻ thanh toán để thanh toán các hóa đơn. Nhưng thông tin chi tiêu sẽ được ghi nhớ và ngân hàng sẽ gửi chi tiết mỗi tháng.
Những khoản chi tiêu nhiều hay ít trong tháng sẽ được ghi nhớ lại rất đầy đủ và bạn hoàn toàn có thể quản lý được.

2. Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu với thẻ tín dụng

Bước tiếp theo đó là bạn cần đưa ra những quyết định cắt giảm chi tiêu không cần thiết để có thể tiết kiệm được 30% tổng thu như ban đầu đã đề ra.
Đối với việc mở thẻ tín dụng thì bạn cần xem xét thật kỹ những nhu cầu của mình để đưa ra những lựa chọn cho phù hợp.
Thẻ tín dụng có nhiều mục đích như tích lũy điểm thưởng, nhận tiền hoàn lại... 

Xác định được mục đích khi mở tài khoản tín dụng thì bạn có nhiều tiện lợi hơn trong việc mua sắm, bạn cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn khi mua hàng với thẻ tín dụng.
Những trang mua sắm điện tử hay các hãng vận chuyển lớn sẽ có chương trình khuyến mãi đối với những khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng. 

Ngoài ra thì việc sở hữu thẻ tín dụng có nghĩa là bạn đang sở hữu một hình thức vay tín chấp.
Như bạn cũng biết thì vay tín chấp là một kênh vay vốn với hồ sơ đơn giản và giải ngân nhanh chóng được các công ty tài chính và ngân hàng thương mại đưa ra để khách hàng có thể tiếp cận được với nguồn vốn uy tín và an toàn.

3. Thận trọng khi mở thêm thẻ tín dụng

Những chuyên gia kinh tế khuyên bạn chỉ mở tối đa 2 thể tín dụng để sử dụng cho việc chi tiêu của gia đình. Các gia đình nên mở một thẻ tín dụng chính và một thẻ phụ.
Việc dùng một hoặc hai thẻ tín dụng sẽ khiến việc quản lý chi tiêu trở nên chặt chẽ hơn.
Nhưng chi tiêu trong gia đình như ăn uống, xăng xe, các vật phẩm sử dụng hằng ngày trong gia đình nếu được quản lý chặt chẽ thì bạn sẽ không còn có cảm giác số tiền mình làm ra thất thoát đi đâu mà không biết.

Việc mở nhiều thẻ tín dụng thì bạn sẽ không quản lý tốt các khoản chi tiêu của mình. Hơn thế nữa, bạn có thể quên mình nợ thẻ tín dụng hay thanh toán chậm một thẻ nào đó mà mình không thường xuyên sử dụng.
Việc nợ tiền thẻ tín dụng sẽ làm cho hồ sơ tín dụng của bạn nằm ở mức điểm xấu và sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn khi bạn vay ngân hàng. 

Khi sử dụng thẻ tín dụng thì có một lưu ý cho bạn đó là nên cần nhắc mua sắm, chi tiêu cho thật kỹ chứ đừng quen tay quẹt thẻ mà gây nhưng khoản nợ không đáng có. 

4. Lập sổ tiết kiệm

Đối với những người chỉ tiêu dùng cho các nhân thì không cần phải cân nhắc quá nhiều các khoản chi tiêu nhưng đối với một người có gia đình thì lại khác.
Khi có gia đình thì bạn phải lập nhiều danh sách cho chi tiêu như kế hoạch mua nhà, cưới, sinh con. Chính vì vậy nên bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu trên thẻ tín dụng thật kỹ càng.
Nếu như không tin tưởng vào khả năng quản lý tài chính của mình thì bạn nên lập một tài khoản tiết kiệm để buộc mình phải nghiêm túc trong việc tích lũy tiền bạc.

Mỗi tháng thì bạn chỉ cần trích ra một khoản tiền để gửi tiết kiệm ở ngân hàng uy tín.
Với tài khoản tiết kiệm thì bạn nên chọn một ngân hàng thật uy tín chứ đừng nên vì vấn đề lãi suất mà chọn những ngân hàng hay công ty tài chính có độ an toàn không cao.

5. Hãy dùng thẻ tín dụng một cách thông minh

Thẻ tín dụng giúp bạn ghi nhớ những khoản chi tiêu trong gia đình một cách chi tiết nhất, và bên cạnh đó thì bạn có thể thực hiện kế hoạch tài chính rất tiện lợi.
Thẻ tín dụng thường cấp cho bạn một khoản gấp 2-3 lần lương và bạn sẽ trả lại số tiền chi tiêu vào cuối tháng, chính vì vậy mà bạn có thể chủ động được chi tiêu của mình và có thể mua được những món hàng với giá hời trong các đợt khuyến mãi một cách dễ dàng hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Giải đáp thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Thẻ tín dụng vốn là một sản phẩm dịch vụ thẻ của nhiều ngân hàng hiện nay, sau khi sử dụng nhiều khách hàng mới ngã ngửa ra rằng thẻ tín dụng không thể chuyển khoản. Cùng xem, tại sao thẻ tín dụng không thể chuyển khoản mà vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng đến vậy nhé. 
Những lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Trong quá trình triển khai sản phẩm, thẻ tín dụng được nhiều ngân hàng tung hô và chia sẻ khá nhiều những lợi ích khiến người tiêu dùng không thể không xiêu lòng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, thẻ tín dụng thật sự đã mang lại khá nhiều lợi ích tuyệt vời cho người tiêu dùng như: 
  • Giúp người tiêu dùng luôn luôn có một khoản tiền sẵn có để chi tiêu trong nhiều trường hợp khẩn cấp,
  • Chức năng thanh toán đa dạng, mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn cần, ngân hàng sẽ giúp bạn.
  • Thời hạn thanh toán dài, lãi suất thấp.
  • Thẻ tín dụng được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán.
  • Đảm bảo an toàn cho khoản tiền của bạn, ngay cả khi bạn bị mất thẻ, nguồn tiền của bạn cũng dễ dàng bảo vệ khi thông báo cho ngân hàng qua số điện thoại hotline. 
  • Bạn có thể kiểm soát khả năng chi tiêu của mình, đảm bảo và có thể theo dõi thường xuyên tài khoản tài chính cá nhân.
  • Thông tin cá nhân được bảo mật với hệ thống an ninh tốt của các ngân hàng hiện nay. 
Thẻ tín dụng cung cấp cho chúng ta nhiều lợi ích đáng sử dụng
Nhiều lợi ích là thế nhưng điểm trừ duy nhất của thẻ tín dụng là không thể rút tiền cũng không thể chuyển khoản. Nguyên nhân của việc này phần lớn nằm ở phương thức cho vay đặc biệt của ngân hàng.

Vì sao thẻ tín dụng không thể chuyển khoản (để rút tiền mặt)

Có thể nói, mở thẻ tín dụng tương tự như việc bạn được ngân hàng cho vay một khoản tiền vậy. Khi bạn mở thẻ tín dụng, bạn cần phải liên kết với tài khoản ngân hàng sẵn có tại ngân hàng đó.
Việc bạn không thể trả nợ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản ngân hàng của bạn. Đương nhiên, để có thể kiểm soát dư nợ, ngân hàng sẽ không cho phép bạn rút tiền cũng như chuyển khoản sang tài khoản khác để rút tiền.
Ngân hàng cung cấp lợi ích cho bạn, cũng hạn chế quyền hạn của các bạn để đảm bảo lợi ích của hai bên cũng là điều dễ hiểu. 
Thẻ tín dụng không thể chuyển khoản cho các mục đích không thể chứng minh
>>Xem ngay: CVV và CVC là gì? Cách bảo vệ mã số CVV/CVC tốt nhất
Bạn cũng có thể tưởng tượng, nếu như bạn đang rơi vào tình trạng khó khăn, bạn mở thẻ tín dụng và lấy từ ngân hàng một khoản tiền lớn không trả lại.
Điều này khiến hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng bị phá vỡ, điều đó nghiêm trọng đến nhường nào.
Tuy nhiên, ngân hàng lại không hạn chế việc bạn chuyển khoản đề mua bán hàng hóa, bởi việc chuyển khoản mua bán hàng hóa luôn luôn có thể chứng minh mục đích sử dụng.

Chuyển khoản trong giao dịch mua sắm 

Để có thể thực hiện chuyển khoản trong giao dịch mua sắm, bạn chỉ cần sử dụng phương thức thanh toán qua máy POS để xác nhận thông tin giao dịch cho ngân hàng.
Sau khi thanh toán bạn sẽ nhận được hóa đơn, một phần thông tin sẽ được chuyển về cho ngân hàng. Đừng quên ký vào hóa đơn để xác minh khoản thanh toán sau khi mua hàng, xuất hóa đơn xong nhé.
Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng trong các giao dịch mua sắm
Hiện nay, có khá nhiều cá nhân lợi dụng máy POS để rút tiền, làm lợi cho cá nhân. Trong trường hợp vi phạm pháp luật này, pháp luật có thể xử phạt tài chính cũng có thể phạt từ tới 5 năm nếu bạn cố ý xâm phạm.
Các cửa hàng sử dụng máy POS cũng phải cẩn trọng trong các trường hợp này. Mặc dù không thể chuyển khoản bằng thẻ tín dụng nhưng bạn cũng có thể sử dụng trong nhiều dịch vụ trực tuyến khác.
Đó cũng chính là một trong những tiện ích lớn nhất khiến cho những người sử dụng thẻ tín dụng vẫn khá lớn trong cộng đồng người tiêu dùng thông minh hiện nay.
Vì thế, đừng bỏ qua cơ hội sử dụng loại sản phẩm thẻ này của các ngân hàng. Tất nhiên, trước khi sử dụng hãy tham khảo kỹ càng bạn nhé!
>>Xem ngay: Tiện ích và cách đăng ký thẻ Visa ảo Vietcombank

Thẻ tín dụng sinh viên có phải là khoản nợ tiềm tàng?
Như chúng ta đều biết, ngân hàng phát hành 3 loại thẻ cho khách hàng với tính năng sử dụng hoàn toàn khác nhau.
- Thẻ trả trước: Bạn không cần mở tài khoản ngân hàng, bạn nạp tiền vào thẻ này và chi tiêu bình thường. Giới hạn chi tiêu chính là số tiền có trong thẻ, nên rủi ro nằm gọn trong thẻ này.
- Thẻ ghi nợ: Cần mở tài khoản ngân hàng, bạn chi tiêu số tiền có trong tài khoản đó. Ở Việt Nam, chúng ta chủ yếu sử dụng thẻ này để rút tiền hoặc thanh toán hàng hóa nên dần dần chúng được biết đến như thẻ ATM, tức là khi nói tới thẻ ATM bạn hiểu đó là thẻ ghi nợ (thực chất cả 3 thẻ đều là ATM).
- Thẻ tín dụng: Cần có tài khoản ngân hàng, với thẻ này bạn có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong tài khoản ngân hàng.
  • Nói về lợi ích mang lại, thẻ tín dụng chính là cái bạn cần. Các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ như nhà hàng khách sạn, Spa...có hợp tác với ngân hàng trong thanh toán. Nếu bạn thanh toán hàng hóa bằng thẻ tín dụng thì có cơ hội nhận giảm giá sâu, khuyến mãi, nhận ưu đãi, nhận Voucher, miễn phí dịch vụ gia tăng và nhiều đặc quyền khác sẽ không tìm thấy ở thẻ ATM hay thẻ trả trước.
  • Nói về độ rủi ro, thẻ tín dụng cũng là cao nhất- cả về độ bảo mật, quy trình thanh toán đều có thể tiềm ẩn rủi ro.

Có rất nhiều vụ việc liên quan tới thẻ tín dụng gần đây, sự lừa dối từ người bán cho đến sự bất cẩn của chính khách hàng là "mồi lửa" bén lấy âm mưu của các đối tượng xấu, tạo cơ hội để chúng hành động.
Nói như vậy để chúng ta ý thức được con dao hai lưỡi mà thẻ tín dụng mang lại, điều này không phủ nhận lợi ích cực lớn mà chỉ khi bạn sử dụng thẻ tín dụng mới cảm nhận được những trải nghiệm đó.

Có một số ngân hàng thời gian gần đây phát hành Thẻ tín dụng dành cho sinh viên và đương nhiên có nhiều tranh cãi trong nội bộ tín dụng về sự ra đời của nó, mặc dù không được rầm rộ.
Đa số ý kiến cho rằng sinh viên chưa đủ "độ chín" để sở hữu cho riêng mình một chiếc thẻ tín dụng. 
Điều này hoàn toàn hợp lý vì ngay cả những người làm công ăn lương, những người lớn tuổi chưa chắc đã đảm bảo được sự cân đối chi tiêu và khả năng kiểm soát rủi ro, một phần là vì hạn mức phí và lãi suất của thẻ khá cao.
Thẻ tín dụng sinh viên cũng cho phép chi tiêu không cần có tiền trong tài khoản, ngân hàng cũng thừa khả năng để ý thức được rủi ro tín dụng. Đó là lý do vì sao thẻ tín dụng sinh viên chỉ có hạn mức khiêm tốn khoảng 5 triệu đồng, tức là mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận để quyết định phát hành thẻ cho sinh viên.
Khẳng định vai trò thẻ tín dụng mang lại như công cụ cân đối tài chính, công cụ lập kế hoạch chi tiêu cũng hoàn toàn đúng. Khi chi tiêu bằng thẻ, bạn nên thường xuyên tổng hợp những khoản chi trong tháng, định ngày thanh toán và khả năng tài chính có thể trả nợ bằng không bạn sẽ phải chịu phạt và bắt đầu bị tính lãi. Việc này sẽ giúp bạn quen với việc cân đối và kiểm soát tài chính tốt hơn rất nhiều.
Vậy vấn đề là gì?

Có nên phát hành thẻ tín dụng sinh viên không? Có nên đăng ký mở thẻ tín dụng sinh viên không?
Có lẽ bài viết khẳng định rủi ro nhiều hơn là lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, nhưng câu trả lời cho cả hai câu hỏi này vẫn là Có.
  • Chúng ta sẽ nói về rủi ro trước. Giả sử trong trường hợp bị mất cắp thông tin, bạn bị mất toàn bộ 5 triệu đồng hạn mức tín dụng. Thông thường ngân hàng yêu cầu thanh toán tối thiểu 5% tương đương 250.000đ/ tháng để không bị phạt, lãi suất khoảng 25%/năm.
Bạn sẽ phải trả lãi và phí cho ngân hàng hàng tháng tương đương 25%/12*5 triệu = 105 ngàn đồng
  • Bây giờ tới lợi ích thẻ. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn cơ hội được giảm giá 25% giá trị (có điểm ưu đãi còn giảm giá tới 70%). Bạn mua hàng có giá trị 5 triệu đồng và được giảm giá trực tiếp 25%, tức bạn đã tiết kiệm được 1.25 triệu đồng. 
So sánh đơn giản một chút, bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm 1.25 triệu đồng để trả lãi được cho hơn 10 tháng nếu gặp rủi ro. Tức là bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi này và từ các điểm khác tới 10 tháng trước khi rủi ro tín dụng xảy ra 1 lần.

Cũng giả sử hàng tháng bạn nhận được 2 triệu đồng trợ cấp từ gia đình, bạn trả tối thiểu 500.000đ/ tháng để không chịu phí phạt 30.000đ, lãi hàng tháng vẫn là 100 ngàn đồng. Nếu theo kế hoạch này  bạn sẽ trả đủ trong 10 tháng tới, tổng lãi là 1 triệu đồng. 
--> Tổng thiệt hại là 6 triệu đồng cho 10 tháng nếu gặp rủi ro (5 triệu mất và 1 triệu lãi)
--> Tổng thiệt hại là 3.75 triệu giá trị hàng hóa + lãi 3.75 triệu*25%/12*10 = khoảng 4.5 triệu đồng nếu mua hàng. Giá trị hàng hóa là 3.75 triệu + 500.000đ còn dư chưa sử dụng sẽ bù cho phương án 1, nghĩa là thực chất bạn thiệt hại 6- 3.75-0.5= 1. 8 triệu đồng nếu gặp rủi ro tín dụng/ 10 tháng.
Còn bạn thiệt hại khoảng 3.75*25/12*10 = 800.000đ lãi nếu mua hàng cho 10 tháng.

Không ai mong muốn rủi ro này xảy ra dù chỉ 1 lần vòng đời thẻ, nếu hạn mức tín dụng lên tới hàng trăm triệu đồng thì thực sự là một hậu quả nghiêm trọng.
Không ai ngoài chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin của chính mình. Hãy cẩn trọng hơn khi thực hiện giao dịch với thẻ tín dụng nói riêng và với thẻ ngân hàng nói chung
Tóm lại, không ai có thể dám chắc lợi ích nhận được luôn lớn hơn rủi ro tín dụng, thậm chí tổn thất còn cao vượt trội hơn nhiều, vì vậy khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng, bạn hãy đảm bảo mình có khả năng kiểm soát chúng.






Cảnh báo vay nóng bằng thẻ tín dụng qua điểm máy POS
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán giao dịch mua bán hàng hóa tuyệt vời. Chúng cho phép người dùng  thanh toán hóa đơn hàng hóa không dùng tiền mặt, cũng không cần có số dư trong tài khoản ngân hàng.
Về bản chất, khi sử dụng thẻ tín dụng là chúng ta đang sử dụng số tiền đi vay từ ngân hàng để chi tiêu. Nói theo cách khác, chúng ta đang dùng thu nhập trong tương lai để chi tiêu hiện tại, bởi sau đó buộc phải trả lại số dư nợ này cho ngân hàng. Có một điểm lớn khác với vay thông thường là khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ được nhận ưu đãi giảm giá từ nhà cung cấp cũng như từ ngân hàng. Nếu bạn trả đủ số nợ trong thời gian cho phép, không một khoản phí lẫn lãi nào được tính kèm.
--> Có thể bạn cần tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng là gì tại đây.
Không thể phủ nhận lợi ích nó mang lại, nhưng sử dụng thẻ tín dụng không cẩn thận cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt nhất là thông tin tài khoản. Riêng đối với thẻ tín dụng, nếu không may bị đánh cắp thông tin thì đó sẽ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Thẻ tín dụng cho bạn một hạn mức vay, tức là số tiền tối đa bạn có thể vay chi tiêu. Thông thường số tiền vay chi tiêu có  thể lên tới vài chục triệu đồng trở đi, nếu các đối tượng xấu thanh toán hoặc rút tối đa có thể, “còng lưng trả nợ” là điều bạn hoàn toàn phải gánh chịu.
--> Bạn có thể gặp phải rủi ro thẻ tín dụng nào khi sử dụng chúng?
Có nhiều bài báo đưa tin, hiện nay khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng để vay nóng từ máy POS, các nhà cung cấp thay vì làm việc với ngân hàng lại cho vay nóng để trục lợi, người tiêu dùng lại thỏa mãn được nhu cầu vay tiền. Nói ngắn gọn thì khách hàng đang vay tiền từ ngân hàng với hạn mức tối đa có thể thông qua nhà cung cấp hàng hóa để sử dụng cho những mục đích khác. Điều này không được ngân hàng cho phép, nhưng nó vẫn diễn ra và đang có xu hưởng trải rộng. Hậu quả lớn nhất đối với ngân hàng chính là nợ xấu nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp TheBank sẽ giải thích quy trình của hoạt động  này cho bạn đọc nắm rõ hơn.


Thông thường, chỉ có hai bên tham gia khi thanh toán thẻ tín dụng  là ngân hàng và điểm POS. Tức là nhà cung cấp này sẽ làm việc trực tiếp với ngân hàng thay vì chúng ta khi thanh toán hóa đơn hàng hóa. Thẻ tín dụng đóng vai trò là công cụ kết nối hai bên đó, còn người dùng có nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi kết thúc giao dịch, gần như không liên quan tới nhà cung cấp nữa.
Giả sử khách hàng A đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng X  để mua hàng tại B. A có nhu cầu vay tiền mặt chi tiêu nhưng bị ngân hàng giới hạn hạn mức rút. A tìm đến B để đặt vấn đề vay nóng. Quy trình có thể diễn ra như sau:
-         A thanh toán hóa đơn khống với B bằng thẻ tín dụng của ngân hàng X
-         B lấy tiền mặt gửi lại cho A và nhận phí.
-         Kết thúc giao dịch.
Bạn cần biết ngân hàng không thể kiểm soát giao dịch mua bán của khách hàng A và nhà cung cấp B. Hóa đơn là công cụ xác nhận đã giao dịch thành công của người mua và bán, nếu như 2 bên này thỏa thuận với nhau thì hóa đơn hàng hóa không còn nhiều ý nghĩa, vả lại ngân hàng không trực tiếp có mặt ở đó để xác nhận giao dịch. Chính vì vậy, “thanh toán khống” hoàn toàn có thể xảy ra, ngân hàng sẽ không biết được A có thực sự mua hàng của B không.
Điều đó không còn quan trọng nữa, vì ngân hàng X đã thanh toán đầy đủ hóa đơn cho B, còn B đã có sẵn số tiền mặt ở đó để cho A vay và nhận phí.
Bạn chú ý rằng hạn mức rút tiền mặt tối đa thường là 50% hạn mức tín dụng  tức là bạn chỉ được rút 50 triệu đồng nếu hạn mức thẻ là 100 triệu đồng trong khi nhu cầu bạn vay cao hơn nhiều.
Khi vay nóng từ POS, bạn có thể vay tiền mặt 100 triệu đồng từ ngân hàng thông qua nhà cung cấp nhờ POS. Ngân hàng lúc này xác nhận bạn đang thanh toán chứ không phải rút tiền, ngân hàng hoàn toàn cho phép bạn “thanh toán” tối đa hạn mức của thẻ, và thực tế là bạn đang vay tiền từ ngân hàng chứ không phải là từ nhà cung cấp, nhà cung cấp vẫn nhận được ích từ hoạt động này mặc dù ngoài cuộc.

Nếu như không kiểm soát hoạt động này sớm, rất có thể tình trạng nợ xấu sẽ trở thành vấn đề lớn cho mọi ngân hàng, ngân hàng càng không thể trông chờ vào khách hàng cũng như nhà cung cấp hàng hóa để chấm dứt hoạt động này vì họ chính là người “khởi xướng”. Vậy làm sao để kiểm soát được hoạt động chui này? Chúng ta cùng chờ hành động từ các cơ quan chức năng, cũng như theo dõi http://TheBank.vn để cập nhật thông tin mới nhất.

Xin cảm ơn bạn đọc nhiều!
"Tự vệ" với những tên siêu trộm tiền từ thẻ ATM
Hiện nay, có rất nhiều chủ thẻ ATM đã bị kẻ trộm lấy cắp một số tiền lớn. Bọn chúng đã làm thế nào để lấy được thông tin của chủ thẻ và cách phòng tránh hiệu quả nhất dành cho khách hàng là gì?

1. Phá vỡ lớp vỏ máy

Cách làm thủ công này của những Nhóm người này ít tinh vi và không có kinh nghiệm, bởi vì thời gian Bọn chúng đập lớp vỏ máy, sẽ bị người dân xung quanh nghi ngờ, họ sẽ báo cho công an, cảnh sát. Như vậy rất ít kẻ gian thực hiện thành công được vụ trộm này. Chính vì vậy, chủ thẻ sẽ không cần quá lo lắng vì lý do này.

2.Trộm thông tin từ thẻ ATM từ chính khách hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ

Nhà cung cấp khi bạn thanh toán sẽ được yêu cầu khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin về thẻ tín dụng, khi nhà cung cấp không bảo vệ thông tin tốt, thì kẻ gian sẽ rất dễ lấy cắp được thông tin.
Cùng với đó khách hàng đánh mất thẻ hoặc bị kẻ gian móc túi, cướp giật, nếu ở trên thẻ đó có ghi mã PIN thì hacker chỉ việc lấy thông tin đó để rút tiền của khách hàng.
Giải pháp cho lý do này, bạn hãy chú ý đến việc không cho người khác mượn thẻ, không được lưu mã PIN lên thẻ, đặt mật khẩu dễ nhớ với mình nhưng không được quá dễ dàng (mật khẩu phổ biến như 123456,…). người thanh toán cũng nên hạn chế nhờ người khác rút tiền để tránh lộ thông tin rồi mất tiền oan.

3. Sự “tiếp tay” của công nghệ - Sự “tinh vi” của ATM skimming

ATM skiming là việc lấy cắp thông tin tài khoản thẻ của chủ thẻ bằng những thiết bị điện tử được gắn ở cây rút tiền mà người thanh toán không hề hay biết. Những kẻ gian sẽ đặt một đầu đọc thẻ ở phần tiếp nhận thẻ của cây rút tiền. Lúc bạn đưa thẻ ATM vào, thành phần đọc thẻ giả (card reader) sẽ ghi lại hết những thông tin thẻ của bạn, và chúng sẽ làm một thẻ giống y hệt như vậy.
Cách lấy được mã PIN, những kẻ gian sử dụng rất nhiều cách khác nhau như dùng thiết bị cảm ứng để chụp lại bản đồ nhiệt, điều đó có nghĩa các thao tác bạn làm tại cây rút tiền đã bị chụp lại. Bọn chúng cũng có thể gắn 1 camera để ghi lại quá trình các thao tác của khách hàng. Hay tinh vi hơn, chúng sử dụng bàn phím giả đè lên bàn phìm thật mà khách hàng không hề hay biết. Dĩ nhiên, các thông tin được thực hiện trên bàn phím giả sử được chuyển tới kẻ gian. Cùng với đó, họ còn có rất nhiều các cách khác như gắn máy Mp3, nhìn trộm qua vai của khách hàng….
Giải pháp: bạn khi giao dịch tại cây rút tiền cần rèn luyện thói quen quan sát thật kĩ lưỡng, kiểm tra bàn phím, khe rút tiền xem có điều gì bất thường, màu sắc có đồng nhất hay không.Hãy nên nhớ, việc che tay trên bàn phím khi thực hiện các thao tác cũng là một điều vô cùng tốt. Giả sử có bất cứ nghi ngờ gì tại cây ATM đó, khách hàng có thể chuyển sang cây ATM khác để tiếp tục. Khách hàng nên sử dụng các cây ATM ngay tại ngân hàng vì tính bảo mật khá cao.

4. Tự bảo vệ qua Internet Banking

Những tên trộm có thể dễ dàng lấy được những thông tin của khách hàng trong các giao dịch trên mạng nếu bạn không cẩn thận. Đó là việc bạn nhập các thông tin thanh toán bằng thẻ tín dụng trên các trang không uy tín.
Giải pháp: bạn sử dụng các phần mềm chống virut trên điện thoại, máy tính, sử dụng Internet Banking giúp thông tin được thông báo một cách nhanh nhất, tốt nhất. Trong lúc thanh toán, bạn hãy gõ trực tiếp địa chỉ, không nên nhấp vào đường dẫn có sẵn vì nó hoàn toàn có thể được làm giả.
Có nhiều cách để kẻ gian có thể trộm được thông tin thẻ ngân hàng nói chung và thẻ ATM nói riêng. Biết được những cách họ lấy cắp thông tin như thế nào để mỗi khách hàng có thể tự bảo quản tài khoản của mình một cách tốt nhất
4 Lời khuyên muốn giúp bạn khi mua sắm trực tuyến bằng thẻ an toàn hơn
Theo các chỉ số an toàn và an ninh của MasterCard, có rất nhiều người vẫn không cảm thấy tự tin khi mua sắm trực tuyến bằng thẻ thay vì phải sử dụng tiền mặt.

Phần lớn những người tiêu dùng đều cảm thấy lo ngại và không an toàn khi mua sắm trực tuyến bằng thẻ tín dụng (credit), thẻ ghi nợ (debit) hoặc thẻ trả trước (prepaid card). Tuy nhiên, nhưng trong thực tế thì thanh toán điện tử (bằng thẻ) sẽ cung cấp nhiều lớp bảo vệ hơn chúng ta vẫn nghĩ.

thebank_loikhuyenmuongiupbankhimuasamtructuyenbangtheantoanhonmin_1461550159
Lời khuyên muốn giúp bạn khi mua sắm trực tuyến bằng thẻ an toàn hơn

1. Theo dõi các khoản thu/chi tiện lợi
Người dùng sẽ luôn biết được mình đã chi tiền vào những việc gì, và dễ dàng theo dõi lịch sử giao dịch của mình, nơi bạn thanh toán và còn nhiều thứ khác.

2. Tiện lợi và an toàn
Trong việc sử dụng thẻ sẽ cho phép bạn có thể mua sắm ở các trang web nước ngoài, cung cấp các phương pháp thuận tiện nhất để bạn thanh toán. Hơn nữa, các ngân hàng không ngừng đầu tư vào công nghệ mới và các nền tảng để giúp người dùng an toàn hơn mỗi ngày.

3. Trách nhiệm bảo vệ thẻ
Hầu hết đối với các nhà phát hành thẻ đều bảo vệ người dùng bằng những trách nhiệm sau: Thông qua các chính sách được quy định chặt chẽ, giúp bạn khôi phục và lấy lại được tiền nếu lỡ như thẻ của bạn bị người khác gian lận.

Nếu bạn thấy xuất hiện các giao dịch đáng ngờ, bạn chỉ việc thông báo cho bên ngân hàng và họ sẽ giúp bạn điều tra, giải quyết vấn đề này.

4. Dễ dàng điều khiển hơn
Không giống như tiền mặt, nếu bạn chẳng may làm rơi hoặc thất lạc thì coi như sẽ mất đi vĩnh viễn. Trong khi đó, với thẻ thanh toán thì bạn có thể hủy bỏ giao các dịch từ xa, thuận tiện trong việc mua sắm.