Thẻ tín dụng sinh viên có phải là khoản nợ tiềm tàng?

Như chúng ta đều biết, ngân hàng phát hành 3 loại thẻ cho khách hàng với tính năng sử dụng hoàn toàn khác nhau.
- Thẻ trả trước: Bạn không cần mở tài khoản ngân hàng, bạn nạp tiền vào thẻ này và chi tiêu bình thường. Giới hạn chi tiêu chính là số tiền có trong thẻ, nên rủi ro nằm gọn trong thẻ này.
- Thẻ ghi nợ: Cần mở tài khoản ngân hàng, bạn chi tiêu số tiền có trong tài khoản đó. Ở Việt Nam, chúng ta chủ yếu sử dụng thẻ này để rút tiền hoặc thanh toán hàng hóa nên dần dần chúng được biết đến như thẻ ATM, tức là khi nói tới thẻ ATM bạn hiểu đó là thẻ ghi nợ (thực chất cả 3 thẻ đều là ATM).
- Thẻ tín dụng: Cần có tài khoản ngân hàng, với thẻ này bạn có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong tài khoản ngân hàng.
  • Nói về lợi ích mang lại, thẻ tín dụng chính là cái bạn cần. Các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ như nhà hàng khách sạn, Spa...có hợp tác với ngân hàng trong thanh toán. Nếu bạn thanh toán hàng hóa bằng thẻ tín dụng thì có cơ hội nhận giảm giá sâu, khuyến mãi, nhận ưu đãi, nhận Voucher, miễn phí dịch vụ gia tăng và nhiều đặc quyền khác sẽ không tìm thấy ở thẻ ATM hay thẻ trả trước.
  • Nói về độ rủi ro, thẻ tín dụng cũng là cao nhất- cả về độ bảo mật, quy trình thanh toán đều có thể tiềm ẩn rủi ro.

Có rất nhiều vụ việc liên quan tới thẻ tín dụng gần đây, sự lừa dối từ người bán cho đến sự bất cẩn của chính khách hàng là "mồi lửa" bén lấy âm mưu của các đối tượng xấu, tạo cơ hội để chúng hành động.
Nói như vậy để chúng ta ý thức được con dao hai lưỡi mà thẻ tín dụng mang lại, điều này không phủ nhận lợi ích cực lớn mà chỉ khi bạn sử dụng thẻ tín dụng mới cảm nhận được những trải nghiệm đó.

Có một số ngân hàng thời gian gần đây phát hành Thẻ tín dụng dành cho sinh viên và đương nhiên có nhiều tranh cãi trong nội bộ tín dụng về sự ra đời của nó, mặc dù không được rầm rộ.
Đa số ý kiến cho rằng sinh viên chưa đủ "độ chín" để sở hữu cho riêng mình một chiếc thẻ tín dụng. 
Điều này hoàn toàn hợp lý vì ngay cả những người làm công ăn lương, những người lớn tuổi chưa chắc đã đảm bảo được sự cân đối chi tiêu và khả năng kiểm soát rủi ro, một phần là vì hạn mức phí và lãi suất của thẻ khá cao.
Thẻ tín dụng sinh viên cũng cho phép chi tiêu không cần có tiền trong tài khoản, ngân hàng cũng thừa khả năng để ý thức được rủi ro tín dụng. Đó là lý do vì sao thẻ tín dụng sinh viên chỉ có hạn mức khiêm tốn khoảng 5 triệu đồng, tức là mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận để quyết định phát hành thẻ cho sinh viên.
Khẳng định vai trò thẻ tín dụng mang lại như công cụ cân đối tài chính, công cụ lập kế hoạch chi tiêu cũng hoàn toàn đúng. Khi chi tiêu bằng thẻ, bạn nên thường xuyên tổng hợp những khoản chi trong tháng, định ngày thanh toán và khả năng tài chính có thể trả nợ bằng không bạn sẽ phải chịu phạt và bắt đầu bị tính lãi. Việc này sẽ giúp bạn quen với việc cân đối và kiểm soát tài chính tốt hơn rất nhiều.
Vậy vấn đề là gì?

Có nên phát hành thẻ tín dụng sinh viên không? Có nên đăng ký mở thẻ tín dụng sinh viên không?
Có lẽ bài viết khẳng định rủi ro nhiều hơn là lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, nhưng câu trả lời cho cả hai câu hỏi này vẫn là Có.
  • Chúng ta sẽ nói về rủi ro trước. Giả sử trong trường hợp bị mất cắp thông tin, bạn bị mất toàn bộ 5 triệu đồng hạn mức tín dụng. Thông thường ngân hàng yêu cầu thanh toán tối thiểu 5% tương đương 250.000đ/ tháng để không bị phạt, lãi suất khoảng 25%/năm.
Bạn sẽ phải trả lãi và phí cho ngân hàng hàng tháng tương đương 25%/12*5 triệu = 105 ngàn đồng
  • Bây giờ tới lợi ích thẻ. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn cơ hội được giảm giá 25% giá trị (có điểm ưu đãi còn giảm giá tới 70%). Bạn mua hàng có giá trị 5 triệu đồng và được giảm giá trực tiếp 25%, tức bạn đã tiết kiệm được 1.25 triệu đồng. 
So sánh đơn giản một chút, bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm 1.25 triệu đồng để trả lãi được cho hơn 10 tháng nếu gặp rủi ro. Tức là bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi này và từ các điểm khác tới 10 tháng trước khi rủi ro tín dụng xảy ra 1 lần.

Cũng giả sử hàng tháng bạn nhận được 2 triệu đồng trợ cấp từ gia đình, bạn trả tối thiểu 500.000đ/ tháng để không chịu phí phạt 30.000đ, lãi hàng tháng vẫn là 100 ngàn đồng. Nếu theo kế hoạch này  bạn sẽ trả đủ trong 10 tháng tới, tổng lãi là 1 triệu đồng. 
--> Tổng thiệt hại là 6 triệu đồng cho 10 tháng nếu gặp rủi ro (5 triệu mất và 1 triệu lãi)
--> Tổng thiệt hại là 3.75 triệu giá trị hàng hóa + lãi 3.75 triệu*25%/12*10 = khoảng 4.5 triệu đồng nếu mua hàng. Giá trị hàng hóa là 3.75 triệu + 500.000đ còn dư chưa sử dụng sẽ bù cho phương án 1, nghĩa là thực chất bạn thiệt hại 6- 3.75-0.5= 1. 8 triệu đồng nếu gặp rủi ro tín dụng/ 10 tháng.
Còn bạn thiệt hại khoảng 3.75*25/12*10 = 800.000đ lãi nếu mua hàng cho 10 tháng.

Không ai mong muốn rủi ro này xảy ra dù chỉ 1 lần vòng đời thẻ, nếu hạn mức tín dụng lên tới hàng trăm triệu đồng thì thực sự là một hậu quả nghiêm trọng.
Không ai ngoài chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin của chính mình. Hãy cẩn trọng hơn khi thực hiện giao dịch với thẻ tín dụng nói riêng và với thẻ ngân hàng nói chung
Tóm lại, không ai có thể dám chắc lợi ích nhận được luôn lớn hơn rủi ro tín dụng, thậm chí tổn thất còn cao vượt trội hơn nhiều, vì vậy khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng, bạn hãy đảm bảo mình có khả năng kiểm soát chúng.






Bài viết trước
Bài viết sau