Cảnh báo vay nóng bằng thẻ tín dụng qua điểm máy POS

Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán giao dịch mua bán hàng hóa tuyệt vời. Chúng cho phép người dùng  thanh toán hóa đơn hàng hóa không dùng tiền mặt, cũng không cần có số dư trong tài khoản ngân hàng.
Về bản chất, khi sử dụng thẻ tín dụng là chúng ta đang sử dụng số tiền đi vay từ ngân hàng để chi tiêu. Nói theo cách khác, chúng ta đang dùng thu nhập trong tương lai để chi tiêu hiện tại, bởi sau đó buộc phải trả lại số dư nợ này cho ngân hàng. Có một điểm lớn khác với vay thông thường là khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ được nhận ưu đãi giảm giá từ nhà cung cấp cũng như từ ngân hàng. Nếu bạn trả đủ số nợ trong thời gian cho phép, không một khoản phí lẫn lãi nào được tính kèm.
--> Có thể bạn cần tìm hiểu thêm về thẻ tín dụng là gì tại đây.
Không thể phủ nhận lợi ích nó mang lại, nhưng sử dụng thẻ tín dụng không cẩn thận cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt nhất là thông tin tài khoản. Riêng đối với thẻ tín dụng, nếu không may bị đánh cắp thông tin thì đó sẽ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Thẻ tín dụng cho bạn một hạn mức vay, tức là số tiền tối đa bạn có thể vay chi tiêu. Thông thường số tiền vay chi tiêu có  thể lên tới vài chục triệu đồng trở đi, nếu các đối tượng xấu thanh toán hoặc rút tối đa có thể, “còng lưng trả nợ” là điều bạn hoàn toàn phải gánh chịu.
--> Bạn có thể gặp phải rủi ro thẻ tín dụng nào khi sử dụng chúng?
Có nhiều bài báo đưa tin, hiện nay khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng để vay nóng từ máy POS, các nhà cung cấp thay vì làm việc với ngân hàng lại cho vay nóng để trục lợi, người tiêu dùng lại thỏa mãn được nhu cầu vay tiền. Nói ngắn gọn thì khách hàng đang vay tiền từ ngân hàng với hạn mức tối đa có thể thông qua nhà cung cấp hàng hóa để sử dụng cho những mục đích khác. Điều này không được ngân hàng cho phép, nhưng nó vẫn diễn ra và đang có xu hưởng trải rộng. Hậu quả lớn nhất đối với ngân hàng chính là nợ xấu nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp TheBank sẽ giải thích quy trình của hoạt động  này cho bạn đọc nắm rõ hơn.


Thông thường, chỉ có hai bên tham gia khi thanh toán thẻ tín dụng  là ngân hàng và điểm POS. Tức là nhà cung cấp này sẽ làm việc trực tiếp với ngân hàng thay vì chúng ta khi thanh toán hóa đơn hàng hóa. Thẻ tín dụng đóng vai trò là công cụ kết nối hai bên đó, còn người dùng có nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi kết thúc giao dịch, gần như không liên quan tới nhà cung cấp nữa.
Giả sử khách hàng A đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng X  để mua hàng tại B. A có nhu cầu vay tiền mặt chi tiêu nhưng bị ngân hàng giới hạn hạn mức rút. A tìm đến B để đặt vấn đề vay nóng. Quy trình có thể diễn ra như sau:
-         A thanh toán hóa đơn khống với B bằng thẻ tín dụng của ngân hàng X
-         B lấy tiền mặt gửi lại cho A và nhận phí.
-         Kết thúc giao dịch.
Bạn cần biết ngân hàng không thể kiểm soát giao dịch mua bán của khách hàng A và nhà cung cấp B. Hóa đơn là công cụ xác nhận đã giao dịch thành công của người mua và bán, nếu như 2 bên này thỏa thuận với nhau thì hóa đơn hàng hóa không còn nhiều ý nghĩa, vả lại ngân hàng không trực tiếp có mặt ở đó để xác nhận giao dịch. Chính vì vậy, “thanh toán khống” hoàn toàn có thể xảy ra, ngân hàng sẽ không biết được A có thực sự mua hàng của B không.
Điều đó không còn quan trọng nữa, vì ngân hàng X đã thanh toán đầy đủ hóa đơn cho B, còn B đã có sẵn số tiền mặt ở đó để cho A vay và nhận phí.
Bạn chú ý rằng hạn mức rút tiền mặt tối đa thường là 50% hạn mức tín dụng  tức là bạn chỉ được rút 50 triệu đồng nếu hạn mức thẻ là 100 triệu đồng trong khi nhu cầu bạn vay cao hơn nhiều.
Khi vay nóng từ POS, bạn có thể vay tiền mặt 100 triệu đồng từ ngân hàng thông qua nhà cung cấp nhờ POS. Ngân hàng lúc này xác nhận bạn đang thanh toán chứ không phải rút tiền, ngân hàng hoàn toàn cho phép bạn “thanh toán” tối đa hạn mức của thẻ, và thực tế là bạn đang vay tiền từ ngân hàng chứ không phải là từ nhà cung cấp, nhà cung cấp vẫn nhận được ích từ hoạt động này mặc dù ngoài cuộc.

Nếu như không kiểm soát hoạt động này sớm, rất có thể tình trạng nợ xấu sẽ trở thành vấn đề lớn cho mọi ngân hàng, ngân hàng càng không thể trông chờ vào khách hàng cũng như nhà cung cấp hàng hóa để chấm dứt hoạt động này vì họ chính là người “khởi xướng”. Vậy làm sao để kiểm soát được hoạt động chui này? Chúng ta cùng chờ hành động từ các cơ quan chức năng, cũng như theo dõi http://TheBank.vn để cập nhật thông tin mới nhất.

Xin cảm ơn bạn đọc nhiều!
Bài viết trước
Bài viết sau